Thơ Xuân Quỳ mộc mạc, coi trọng sự tề chỉnh của thể loại và vần điệu. Đôi khi trong chính vẽ đẹp giản dị lại bật ra những suy tư lấp lánh...
Cảm nhận của giáo sư DƯƠNG VIẾT Á
Thơ Xuân Quỳ được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc, tôi nghĩ rằng, người ta thường nói trong thơ có nhạc, thế thì các cụ đã nói từ thời xưa, thơ ca và ngày nay thì chuyện phổ thơ.Các nhạc sĩ phổ thơ cũng rất nhiều và Xuân Quỳ cũng có một cái nét nào đó mà các nhạc sĩ rất thích. Tôi nghĩ, cái tứ thơ của Xuân Quỳ đã tạo thành cái tứ nhạc cho các nhạc sĩ. Lâu nay, người ta thường nói cái tứ thơ, nhưng mà chưa nói đến chữ nhạc, thực ra nói đến ca khúc là phải nói đến tứ nhạc dựa trên thơ. Xuân Quỳ đã làm được điều đó. Chính các nhạc sĩ phổ thơ Xuân Quỳ cũng là ở khía cạnh đó.
DVA
Cảm nhận của nhạc sĩ HỒ BẮC
Tôi chọn bài “Một thoáng Tây Hồ” của chị Xuân Quỳ để phồ nhạc. Vì tôi thấy bài thơ này rất có tâm sự của một người đi, đi xa Hà Nội nhiều năm quay trở lại. Đi trên Tây Hồ cổ kính, có tiếng chuông chùa, có làng Quảng Bá,… rất nhiều những cảnh đẹp của Tây Hồ và cũng phát thảo lên được cái nét thay đổi, chỉ môt vài câu ví dụ như là:
“ Nói điều chi trong chiều nắng thong dong
Đường Thanh Niên vẫn dập dìu dáng trẻ ”
Tác giả lại liên tưởng đến cái thời đã sống qua - thời gian khổ mà đầy kiêu hảnh của chiến tranh. Và ta lại nhớ thời “ mũ rơm, đào hầm, bom cày đạn xé, em gái quê mình hát câu quan họ”. Đấy là một ý tưởng rất hay, chỉ phát lên vài nét quang cảnh, cái cảnh xưa rất đẹp, mà con người ở đấy đã thay đổi, thủ đô của chúng ta đã thay đổi rất nhiều…
HB
Cảm nhận của nhạc sĩ ĐOẢN BỔNG
Trong nhiều bài thơ của chị, rất mừng là tôi cũng tìm được cái nhan đề “ Niềm thương nhớ”. Bài thơ này khắc họa tâm trạng của những người ở phương xa với những người đang ở lại, ngày ngày trông ngóng về nhau và để tìm nhau. Bài thơ này, không phải chỉ là tâm trạng riêng của chị Xuân Quỳ, mà ở đây chị đã khắc họa tâm trạng của mình cùng với nỗi lo2ngtha thiết của nhiều con người ở xã hội. Bài hát mang tâm trạng nhớ nhung rất là tha thiết. Nó mang phong cách âm nhạc thính phòng. Và tôi cũng rất thích viết ca khúc mang tính chất trữ tình sâu lắng như “ Niềm thương nhớ” thơ của chị Xuân Quỳ.
ĐB
Cảm nhận của nhạc sĩ HUY DU
Trong cuộc đời sáng tác nhạc, đặc biệt là sang tác ca khúc thì tôi phổ rất nhiều thơ. Trong ca khúc, nếu là lời thơ thì nó sẽ tôn tác phẩm lên. Gần đây tôi có gặp chị Đoàn Xuân Quỳ. Chị đã tặng tôi 3 tập thơ. Tập thơ “ Chiều”, tập thơ “ Ngọn lửa tím” và tập thơ “ Thời gian”.Trong 3 tập thơ đó có rất nhiều bài thơ hay. Tôi không ngờ chị Quỳ bận rất nhiều công việc mà có thể viết rất nhiều thơ như thế; mỗi bài thơ lại có những nội dung, những cái hay riêng của nó. Có lẽ rằng theo thời đại mới, đã tạo cho chị Quỳ nhiều cảm xúc mới mẽ. Trong tập thơ của chị Quỳ tôi phổ hai bài. Một là bài “ Tình buồn ”, một là bài “Đời kỹ nữ ” vì đề tài này nó cũng rất là lạ, ít người đi sâu vào cuộc sống, cuộc đời của mỗi người khác nhau như vậy. Đọc bài này, tôi thấy có cảm xúc và nó cũng rất hiện thực. Bài thơ nói lên cái đau khổ cùa những con người làm kỹ nữ, mà nói rất sâu sắc, một tâm trạng con người. Tôi nghĩ đấy là bài thơ tôi thích.
HD
Cảm nhận của nhạc sĩ THANH HÀ
Những bài thơ của thi sĩ Xuân Quỳ đã cho tôi ấn tượng đặc biệt về quê hương và con người Việt Nam.
Ngôn ngữ trong thơ của chị dung dị, mộc mạc mà dễ thương, dễ nhớ. Với cách vận vần và sử dụng thanh điệu tiếng Việt riêng, Xuân Quỳ đã dẫn dắt tiết tấu thơ của chị tới mức sinh động, đồng thời tạo nên chuỗi âm thanh độc đáo hòa nhập với cuộc sống muôn màu của thời đại đang đổi mới.
Ở đó, ta cảm nhận như có tiếng thì thầm tình yêu của gió, tiếng hát của biển Đông, tiếng mưa rơi trên đường phố, tiếng nghé gọi đàn và… tiếng sáo diều của đồng quê.
Tất cả và tất cả như tiếng nói tâm tình đầy tính nhân văn cao cả của một người phụ nữ Việt Nam. Một trái tim biết yêu, biết ghét. Một tâm hồn thơ và rất thơ.
Có lẽ vì vậy tôi phổ rất nhiều thơ của Xuân Quỳ.
TH
Cảm nhận của nhạc sĩ BÙI ĐỨC HẠNH
Thơ Xuân Quỳ có những nét riêng mà người đọc dù chỉ tiếp xúc một lần cũng rất dễ nhìn thấy. Đó là hồn thơ toát lên từ một cá tính phụ nữ giàu long nhân ái được trải nghiệm trong sự thành đạt.
Thơ của chị không triết ký, không gào thét, không quằn quại, kinh dị như một số nhà thơ khác, nó giản dị, mộc mạc , chân thành dễ đồng cảm. Tôi có cảm giác như chị làm thơ chính là để cho mình cũng giống như những nét ký họa của người họa sĩ bất chợt ghi lại cảm xúc của riêng mình trước vẽ đẹp cuộc sống.
Những bức ký họa có thể còn chưa kịp đóng khung, trau chuốt kỹ càng nhưng cái hương vị của nó còn tươi nghuên ẩn chứa một vẽ đẹp tuy không chói chang nhưng lại có sức quyến rũ…
Ngoài ra, thơ Xuân Quỳ còn giọng điệu của âm nhạc luôn hấp dẫn các nhạc sĩ như mùi mật hoa thu hút những đàn ong…
BĐH
Cảm nhận của nhạc sĩ TRẦN HOÀN
Tôi biết chị Xuân Quỳ trước là cán bộ ở Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội; đến cái tuổi tri thiên mệnh chị lại làm thơ. Tuy nhiên chị không phỉa là nhà thơ chuyên nghiệp. Đọc những bài thơ của chị tôi có cảm xúc riêng tôi, tôi thích bài thơ viết về Huế. Trong bài thơ Huế của chị có một cái gì đó rất đặc biệt làm tôi thích. Tôi thích nhất là bài “Thu Huế” .
“Những ngày mưa tạnh nắng hồng tươi
Thu pha màu tím Huế của tôi”
Tôi thích câu này lắm, yim1 là là của tím Huế.
Rồi kết thúc bằng hai câu là”
“Sông Hương núi Ngự chiều sương tím
Ôi ! Huế thân yêu Huế mộng mơ”
Nó phù hợp với tôi, vì tôi cũng ở Huế. Đi lâu ngày rồi nhớ,tôi muốn về Huế để xem cái “thu pha màu tím” nó như thế nào? Ở đây, bắt gặp hình ảnh rất tốt, mà có khi tôi chưa nghĩ như vậy. Đó là màu tím Huế. Tôi không nói thu pha màu tím Huế, tôi nghĩ hình tượng đẹp, do đó tôi viết rất nhanh.
TH
Cảm nhận của nhạc sĩ QUỲNH HỢP
Với hang trăm bài thơ đã xuất bản, người con gái của vùng đất nhãn lồng Hưng Yên ấy, Xuân Quỳ hẳn đã có thờ mơ mộng yêu thương, một cuộc sống gia đình hạnh phúc cùng với bao thăng trầm song gió và cả sự thành đạt. Tất cả đã đi vào thơ chị thật giản dị, tự nhiên như bao hồi ức về cuộc đời, về làng quê rợp bong tre xanh, về vị ngọt nặng cả đầu lưỡi của trái nhãn lồng. Trong cái hương vị ngọt ngào ấy cứ đan xen những suy tư trăn trở về thế thái nhân tình cùng những điều ngang trái mà chị đã gặp trong đời. Nó dồn tụ lại để rồi chảy tràn về trên trang giấy. Tất cả thật chân thật mà lắng đọng, sâu sắc và dễ thương. Dù sống ở Sài Gòn hay ở đâu, đi đâu, dù nghèo khó hay giàu sang chị vẫn lấy cái nhân đức làm trọng. Đó chính là tố chất làm nên thơ của chị Xuân Quỳ.
QH
Cảm nhận của nhạc sĩ PHAN ĐĂNG NHẬT
Tôi có góp phần nhỏ trong lời thơ của chị Xuân Quỳ. Tôi là người giới thiệu tập thơ đầu tiên của chị là tập thơ “Chiều”. Sauk hi theo dõi các hoạt động thơ của chị Xuân Quỳ tôi thấy một điều lý thú. Nhà tư tưởng Trung Quốc Âu Dương Tu có nói rằng “đời có cùng thì thơ mới hay”. Đấy cũng là một logic và cũng có lý. Nhưng cũng có những người đời không cùng, rất thành đạt mà thơ cũng hay đó là chị Xuân Quỳ. Chị trước đây có làm kinh tế, hoạt động kinh tế của chị cũng rất thành đạt. Hiên nay các con của chị, có những người làm giám đốc của công ty xuyên quốc gia. Nhìn chị Quỳ ta thấy được dời sốn, niềm vui, bình an trong cuộc sống của chị. Vậy có phải, người có đời sống sung mãn thì làm thơ không hay? Không phải thế, vấn đề là ở tâm hồn. Chị Quỳ sống trong một hoàn cảnh khá giả nên chị nói:” từ trong nhà gương trong vắt, soi rõ làng quê rợp bong tre”. Chị vẫn nhớ đến những cảnh làng quê gió mùa Đông Bắc lạnh lung. Chị nói: “Nhớ quê ta những chiều chuyễn sang đông”, chị nhớ đến những người bạn nghèo ngày xưa và chị hỏi những người bạn tuổi thơ rằng: “Có ấm chiều không, ấm bếp không?” Tôi nghĩ đã có một lòng nhân ái, một lòng nhớ thương thì trong hoàn cảnh nào cũng có thể làm thơ hay được. Chị Quỳ là người hoạt động từ thiện. Lòng thương nhớ và long từ thiện của chị Xuân Quỳ là một mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng từ trong tâm hồn của con người. Tôi nghĩ rằng phải có tình cảm, có tâm hồn, có long thiện, thì mới làm thơ được. Thơ sẽ làm cho cuộc đời thiện hơn, đẹp hơn. Vì vậy cần cổ vũ hồn thơ Xuân Quỳ ở những hoạt động thơ trong cuộc sống ngày nay.
PĐN
Cảm nhận của nhạc sĩ CẦM PHONG
Gặp chị Xuân Quỳ qua một chuyến đi sang tác ở thành phố Hồ Chí Minh, chị có tặng tôi tập thơ của chị mang tên “Ngọn lửa tím”. Với cái tên của tập thơ đã gợi ngay cảm xúc trong long tôi.
Trong thơ như Xuân Quỳ rung cảm nhiều với tình quê, tình đời, với màu tím và hoàng hôn, với hoàng hôn đầy hi vọng.
Không thể dừng ở một bài thơ nào với rung động riêng từ những ý thơ trong tập thơ “Ngọn lửa tím” của chị. Tôi viết bài hát gửi tặng chị mang tên “Sao màu tím trong thơ”.
CP
cảm nhận của nhạc sĩ LA THĂNG
Thơ của chị Xuân Quỳ rất có duyên với âm nhạc. Tôi đã đọc nhiều bài thơ của chị, rất là mộc mạc giản dị nhưng cũng rất nhiều hình ảnh gợi cảm, và có lẽ cũng vì có một số cái nét đáng yêu nên tôi đến với thơ chị Xuân Quỳ một cách rất hồn nhiên, rất thú vị. Chính thơ chị Xuân Quỳ dã gây cho tôi nhiều cảm hứng về âm nhạc và cũng do vậy cho nên tôi cũng đã viết được một số bài ca mang lời thơ của chị.
LT
Cảm nhận của nhạc sĩ HUY THỤC
Tập thơ của chị Đoàn Xuân Quỳ, đó là môt tập thơ chị viết về cuộc đời, chị viết về tất cả nỗi nhớ quê hương, thương nhớ đối với người tàn tật, với những danh lam thắng cảnh. Trong đó có bài “Nghìn năm Thăng Long, Nhớ về Hà Nội, Nhớ về Lăng Bác”. Chị tâm sự với cuộc đời, yêu thiên nhiên và chị nói về cái nợ đời, cái định mệnh. Chị so sánh, chị nhìn lại sự hi sinh của những con người đối với quê hương. Trong đó có bài nói về “ Ngã ba Đồng Lộc”. Tôi cho đây là cái nhìn của chị Xuân Quỳ. Chị nhìn rất rộng. tôi đã xem các tập thơ của chị, xem có nhạc sĩ nào phổ chưa. Trong đó tơi chọn bài “Trăng ơi”. Nhiều bài thơ đã mô tả về trăng. Đối với tôi, tôi đã phổ thơ các bài trăng như: “Trăng khuyết” của Tuyết Ba, “ Trăng nguyên” của Đặng Văn Dung, “Trăng lên” của Nghiêm Thị Hằng và “Đêm trăng ở đảo Mê”. Đặc biệt lần này tôi đọc đến “Trăng ơi” của chị Xuân Quỳ. Chị muốn nói “Tôi đến với trăng mà sao trăng lại hững hờ, trăng mờ hay trăng tỏ, rồi trăng buồn trăng đi ngủ để lại những ánh trăng…” Viết về trăng muốn nói đến đêm thao thức chờ trăng để cho long ta thổn thức, trăng đến với cuộc đời, trăng tỏ hay trăng mờ thì dẫu sao vẫn là trăng tròn, trăng không khuyết, trăng để lại cuộc đời.
HT
Cảm nhận của nhạc sĩ NGUYỄN VĂN TÝ
Về nhà thơ nữ mà tôi tiếp cận, qua các tác phẩm mà người ta tặng tôi thì tôi thấy nhà thơ Xuân Quỳ là một người có ý thức trong vấn đề thơ tương đối cao. Nói về thơ tức một cái gì đó gợi cảm, thơ là một ngôn ngữ, nó cách điệu cái thực tế của chúng ta để đi đến những tầm suy nghĩ cao, những tư tưởng cao hơn. Do đó nó tạo nên những thẩm mỹ. Ở trong Xuân Quỳ có cái đó. Tôi phổ bài thơ “Nhớ em và biển” vì tôi thấy rằng chuyện hẹn gặp, hẹn hò, Gặp nhau… những điều này trong thơ Xuân Quỳ là một tư tưởng lớn, chứ nó không tầm thường như những người khác.
NVT
Cảm nhận của nhạc sĩ HOÀNG VÂN
Bài thơ tôi phổ trong tập thơ của Xuân Quỳ rất ngẫu nhiên trong dịp chị xuất bản tập thơ đó. Tôi cũng cảm thấy chị là một người làm thơ đã bộc lộ rất nhiều cảm xúc phong phú về rất nhiều mặt. Các bạn bè, đồng nghiệp của tôi cũng tán thưởng rất nhiều và muốn phổ thơ của chị. Tôi đã chọ bài “Gọi đò” vì tôi là người có quê hương ở Sông Hồng và cũng có rất nhiều cảm quan trong ký ức mình - những dòng song, bến đò, con thuyền, con đò ngang. Tiếng gọi đò đó gợi lên ký ức hết sức là sâu kín và làm cho mình rung động lắm.
HV
- Thi đàn Việt Nam
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét