Trên tất cả, chị là một người đàn bà giàu lòng nhân ái, một nhà từ thiện có đầy chữ tâm và một nhà thơ có tâm hồn chứa đựng nguồn cảm xúc và nhạy cảm trong cung bậc tâm hồn, gần gũi, bình dị với đời thường, ước mơ cháy bỏng với những việc gì có thể làm được để san sẻ nỗi đau đối với từng số phận nghiệt ngã, lầm than của những mảnh đời bất hạnh.
Nhà thơ Xuân Quỳ, tên thật là Đoàn Xuân Quỳ, SN 1937, nguyên quán tỉnh Hưng Yên. Hội viên Hội nhà văn TP.HCM, Trưởng ban đại diện Hội Bảo Trợ Người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam(Phía Nam), Phó ban Quốc tế, UV.BCH Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật TP.HCM, UV.BCH Hội từ thiện Phụ nữ TP.HCM, UV.BCH Hội Khuyến học, Phó ban Tán trợ, Trụ sự Ban Biên Tập tạp chí Dân trí – Khuyến học, Phó Chủ nhiệm CLB Thơ – Trung tâm văn hóa Q.1.
Chị là người sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hưng Yên, ra trường được phân công về Sở Thông Tin – Văn Hóa Hà Nội. Lấy chồng bồ đội miền Nam tập kết. Năm 1976, chị theo chồng vào Nam sinh sống và làm việc tại Công đoàn quận Bình Thạnh rồi Sở Giáo Dục TP.HCM.
Là một trong những người đóng góp viên đá đầu tiên thành lập Hội cứu trợ Trẻ em tàn tật TP.HCM như GS. Trinh Kim Ảnh, GS Hoàng Xuân Tùy, NSƯT Việt Nga… Hơn 10 năm qua, vượt qua bao khó khăn chồng chất, đến nay Hội cứu trợ Trẻ em tàn tật đã có hàng ngàn hội viên luôn tích cực tham gia và hoạt động có hiệu quả. Hiện chị đã 69 tuổi đời, và đang nghỉ hưu. Nhưng với trái tim của một người mẹ đầy tình thươn, trách nhiệm đối với đám con trẻ mồ côi, tật nguyền nên chị chưa thể ngồi yên.
Hơn 10 năm, ngoài công việc từ tâm, từ thiện bằng thiên chức làm mẹ của đàn con do Hội cứu trợ Trẻ em tàn tật cưu mang, chị cùng với GS. Hoàng Xuân Tùy, Hội phó kiêm Trưởng ban Hướng nghiệp đã thực hiện những lớp dạy nghề: Mỹ nghệ, Vàng bạc(chọn trẻ ở trường khuyết tật TP), Lớp mỹ nghệ làm đồ gỗ chạm khác – Trường Mỹ nghệ Thuận Đức Q.4(chọn trẻ teo cơ) đã đào tạo thành nghề cho không ít trẻ em khuyết tật tự lực hội nhập vào cộng đồng xã hội. Ngoài việc quan tâm chăm sóc, giúp đỡ đối với trẻ khuyết tật tại TP, chị còn đi làm từ thiện ở nhiều tình phía Nam và các nước Mỹ, Nhật…
Trong chuyến đi thăm một trại tật nguyền ở Đồng Nai, có những cháu bò la lết ra đón đoàn, có những cháu cố ngẩng đầu lên gọi bằng bà, bằng mẹ… lòng chị quá xúc động và đọc ngay những dòng thơ: “Tôi đến thăm khu trẻ tật nguyền. Cháu thì câm điếc, cháu đầu nghiêng. Cháu đi không nổi bò la lết. Mỗi cháu tật riêng, tôi buồn riêng…” Lần khác, tại Bến Tre, ở một gia đình có tới 3 – 4 cháu bị nhiễm chất độc màu da cam nằm quằn quại trong một túp lều tranh xiêu vẹo trên chiếc chõng tre. Chị thở dài xúc động trong nước mắt: “…Ôi, đã hơn 30 năm chiến tranh đi qua, hậu quả của nó còn để lại dai dẳng quá, nặng nề quá…” và trong một chuyến đi thăm một làng cô nhi, chị đã chua xót thốt lên những câu thơ: “Chạnh niềm riêng bong chiều qua. Hẳn cô nhi viện là nhà trẻ đây. Giăng giăng mùa lũ mưa đầy, Hỏi bao ngày nắng cho bầy trẻ vui ?...”.
Khi được thông tin trên các báo, đài, nhiều lần chị đã tìm theo địa chỉ, vận động, phối hợp với Hội chữ thập đỏ địa phương nơi đó đến thă, an ủi, giúp đỡ(tiền, thuốc trị bệnh) bằng khoản tiền nhỏ được trích ra từ sự dành dụm hàng năm của bản than chị và cac con chị với tấm lòng của một nhà thơ, một nhà từ thiện. Được biết, chuyến đi làm công tác từ thiện kỳ tới chị sẽ cùng với một số tri thức, văn nghệ sĩ TP.HCM là những nhà từ thiện sẽ đến thăm Trường Khuyết tật tỉnh Long An và một só nơi trong địa bàn Tỉnh.
LÊ HOÀNG DŨNG– Báo Công An ngày 2/4/2005
- Thi đàn Việt Nam
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét