Dù đã ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng tâm hồn và trí tuệ của bà vẫn còn minh mẫn, say mê nhất là đối với thơ ca và làm từ thiện. Bà là nhà thơ, Kỷ lục gia Xuân Quỳ – một Nữ sĩ mang nặng “Tấm lòng vàng” với những mảnh đời bất hạnh.
Nhà thơ Xuân Quỳ là em gái ruột của nhà thơ Kim Vân - một trong số ít những nhà thơ cao tuổi nổi tiếng tại Hà Nội. Xuân Quỳ sinh năm 1937 tại Hưng Yên, làm thơ từ thời còn là học sinh trung học. Sau năm 1975, bà vào định cư tại thành phố Hồ Chí Minh, hiện là Hội viên Hội Nhà văn - Thành phố Hồ Chí Minh; Trưởng ban đại diện Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ em mồ côi Việt Nam (Văn phòng phía Nam)… Ngoài ra, bà còn giữ nhiều chức vụ khác trong công tác từ thiện từ Trung ương đến địa phương.
Chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với Nhà thơ – Kỷ lục gia Xuân Quỳ xung quanh những vấn đề về Thơ và các hoạt đ���ng từ thiện của bà hơn 30 năm qua.
Chào chị, xin bà cho biết đôi nét về cuộc đời mình, nhất là về thơ ca?
Nhà thơ - KLG Xuân Quỳ: Tôi là con gái thứ hai trong một gia đình có bốn chị em. Cha tôi là nhà giáo thời Pháp thuộc, mẹ tôi là con một Nhà nho yêu nước. Thời thơ ấu, tôi thường được mẹ ru bằng những câu hò, những vần thơ ngân nga bay bổng nên khi lớn lên, hồn thơ ca trong tôi theo đó lớn dần. Năm lên mười lăm, mười sáu tuổi…tôi bắt đầu làm thơ, mà làm thơ cho vui vậy thôi, chứ thời đó còn chiến tranh, đất nước còn bị ngoại bang bóc lột, nghèo nàn, gia cảnh khó khăn… Bản thân tôi chỉ mong sau này được làm cô thợ dệt, để dệt thật nhiều áo quần cho mọi người. Nhưng ước mơ đó không thành vì tôi phải học văn hóa một thời gian khá dài và sau khi ra trường tôi về nhận công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội…
Sau năm 1975, tôi theo chồng vào Sài Gòn lập nghiệp. Ngày mới vào, tôi công tác ở Công đoàn quận Bình Thạnh, được ít năm thì chuyển qua Sở Giáo dục TP.HCM. Cuộc sống của cán bộ công nhân viên chức nơi đô thành thời đó còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Để có điều kiện cho các con ăn học đến nơi đến chốn, tôi quyết định vay mượn vốn anh em, bà con họ hàng để kinh doanh, mua bán nhà đất, và nhờ may mắn công việc của tôi rất thuận lợi.
Chào chị, xin bà cho biết đôi nét về cuộc đời mình, nhất là về thơ ca?
Nhà thơ - KLG Xuân Quỳ: Tôi là con gái thứ hai trong một gia đình có bốn chị em. Cha tôi là nhà giáo thời Pháp thuộc, mẹ tôi là con một Nhà nho yêu nước. Thời thơ ấu, tôi thường được mẹ ru bằng những câu hò, những vần thơ ngân nga bay bổng nên khi lớn lên, hồn thơ ca trong tôi theo đó lớn dần. Năm lên mười lăm, mười sáu tuổi…tôi bắt đầu làm thơ, mà làm thơ cho vui vậy thôi, chứ thời đó còn chiến tranh, đất nước còn bị ngoại bang bóc lột, nghèo nàn, gia cảnh khó khăn… Bản thân tôi chỉ mong sau này được làm cô thợ dệt, để dệt thật nhiều áo quần cho mọi người. Nhưng ước mơ đó không thành vì tôi phải học văn hóa một thời gian khá dài và sau khi ra trường tôi về nhận công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội…
Sau năm 1975, tôi theo chồng vào Sài Gòn lập nghiệp. Ngày mới vào, tôi công tác ở Công đoàn quận Bình Thạnh, được ít năm thì chuyển qua Sở Giáo dục TP.HCM. Cuộc sống của cán bộ công nhân viên chức nơi đô thành thời đó còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn trăm bề. Để có điều kiện cho các con ăn học đến nơi đến chốn, tôi quyết định vay mượn vốn anh em, bà con họ hàng để kinh doanh, mua bán nhà đất, và nhờ may mắn công việc của tôi rất thuận lợi.
Thế còn chuyện thơ ca, khó khăn như vậy thì việc làm thơ như thế nào thưa bà?
Nhà thơ - KLG Xuân Quỳ: Vâng, thơ là cái gì đó chiếm hữu bất biến trong tâm hồn tôi. Tôi vừa làm việc, vừa làm thơ và vừa tham gia công tác từ thiện, vừa làm thơ…. Tính đến nay, sau hơn 60 năm miệt mài, tôi đã có cả ngàn bài thơ với nhiều thể loại. Một số bài đã được đăng rải rác trên các tạp chí, các báo ở Trung ương và địa phương từ năm 1956 đến nay. Nhiều kênh Truyền hình như HTV, VTV làm những chương trình giới thiệu về sự nghiệp thơ ca và cuộc đời tôi, nhất là các chương trình làm từ thiện ở TP.HCM và các địa phương xa xôi khác.
Thơ của tôi viết về tình yêu, đất nước con người, những nổi nhớ sâu đậm về quê hương nơi tôi được sinh ra, lớn lên hoặc trước những mảnh đời bất hạnh… Còn nguyên nhân thơ phổ nhạc là do ngày trước, khi tôi làm ở Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, có quen biết nhiều nhạc sĩ, và sau này mỗi tập thơ sau khi in, tôi thường đem tặng các nhạc sĩ, người thân, bạn bè… Do trong thơ tôi vốn đã có nhạc điệu, đồng cảm với các nhạc sĩ nên họ đã phổ thành ca khúc. Đến nay, đã có hơn 140 ca khúc được trên 40 nhạc sĩ phổ nhạc, trong đó có: Trần Hoàn, Huy Du, Huy Thục, Phan Huỳnh Điểu... Nhiều ca khúc trong số ấy được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, Đài Truyền hình TP.HCM…
Nhờ đó, tôi đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam Xác lập kỷ lục là “Nhà thơ nữ có thơ được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc nhất” vào năm 2013.
Nhân đây, một lần nữa, tôi xin cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí, các nhạc sĩ, ca sĩ đã có sự đồng cảm giúp ca từ (thơ) và những giai điệu âm nhạc hòa quyện vào nhau để bay vút lên đến với mọi người.
Được biết, là người thường xuyên làm công tác từ thiện, bà có kỷ niệm nào đáng nhớ trong khi làm việc này không?
Nhà thơ - KLG Xuân Quỳ: Làm công tác từ thiện, tôi đã đi rất nhiều nơi trong nước như: Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, Huế, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Vũng Tàu… Kỷ niệm mà tôi thực sự cảm động và nhớ mãi, đó là chuyến về thăm những cặp vợ chồng có những đứa con là nạn nhân chất độc màu da cam nằm quằn quại trên cái chõng tre trong một túp lều tranh như không có xương sống. Thật đau đớn, tội nghiệp…
Một lần khác, tôi về Đồng Nai thăm Trại trẻ tật nguyền, khi các cháu thấy đoàn đến thì mừng lắm, chạy ùa cả ra rồi chào bằng ông bằng bà, bằng cha, bằng mẹ… Những cháu có tâm thức thì hớn hở, đón nhận tình cảm của chúng tôi, còn những cháu bị bại liệt hay bị bệnh Đao cũng cố lê lết ra hớn hở, thậm chí có cháu còn ôm chân của tôi rồi ngẩn mặt lên gọi tôi bằng mẹ… Quá xúc động, tôi đã làm một bài thơ ngay tại đó: "Tôi đến thăm khu trẻ tật nguyền / Cháu thì câm điếc, cháu đầu nghiêng / Cháu không đi nổi bò lê lết / Mỗi cháu tật riêng… tôi buồn riêng / Có cháu cha ở chiến trường xưa / Có cháu mẹ vướng "màu cam độc” / Màu da cam ấy nhiễm vào thơ / Để mỗi dòng thơ nhòe con chữ / Câu thơ cứ run lên nghẹn ứ / Nước mắt hay là mưa chiều rơi”(Trẻ tật nguyền - 1996)
Khi được hỏi cảm tưởng của bà về Kỷ lục Việt Nam đã được xác lập, bà vui vẻ cho biết: “Sau khi được xác lập kỷ lục Việt Nam, suốt thời gian dài tôi cảm thấy vui vì đã được xã hội và mọi người công nhận. Tôi vẫn tiếp tục làm thơ, và những bài thơ mới của tôi lại được một số các nhạc sĩ trẻ khác phổ nhạc. Tôi cũng là người có được may mắn là được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam mời tham dự những chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia lần thứ 28, 29 và 30. Những lần dự như thế, tôi thấy chương trình được tổ chức rất chu đáo, hoàn hảo, nào là: Những kỷ lục Việt Nam, kỷ lục châu Á; kỷ lục Thế giới, Tiến sĩ danh dự Đại học Kỷ lục Thế giới, Đĩa Vàng Sáng tạo Thế giới… đã được trao một cách long trọng, xứng đáng… cho nên lòng tôi cũng muốn đăng ký tham gia kỷ lục ngoài phạm vi đất nước mình, chẳng hạn như: Kỷ lục Đông Dương, Kỷ lục Asean hay Kỷ lục châu Á”
Bạn bè tôi thường nói, ở Việt Nam những bài thơ được phổ nhạc là chuyện bình thường, nhưng được các nhạc sĩ phổ nhạc một trăm mấy mươi bài có giá trị được xuất bản, thu băng, đĩa là chuyện hiếm hoi. Nghe nói ở các nước châu Á hay các nước trên thế giới việc Thơ phổ nhạc cũng ít thấy nên tôi rất hy vọng. Không có ước mơ tầm cỡ thế giới nhưng tôi sẽ đăng ký Kỷ lục châu Á: “Nhà thơ nữ có thơ được phổ nhạc nhiều nhất châu Á”. Nếu được xác lập thì đó là một niềm vui và niềm tự hào rất lớn, vì các con tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại đất nước Nhật Bản. Riêng chồng tôi thì anh ấy đã vĩnh viễn ra đi cách đây nhiều năm.
Năm 2016, Nhà thơ Xuân Quỳ tiếp tục xuất bản tập thơ Thất ngôn tứ tuyệt, gồm 150 bài thơ tứ tuyệt có tựa đề Miền đức tin hướng thiện, nói lên tất cả những gì về thăng, trầm đời người mà tác giả đã trải qua:
Là cát, tặng đời hạt cát
Là sương, còn chút lá buồn khô?
Là người để lại lòng nhân hậu
Người thơ còn lại chút hồn thơ? (Còn lại)
Tập thơ do Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành năm 2016. Điều này chứng tỏ nguồn thơ của người phụ nữ ở tuổi ngoài bát tuần vẫn còn tuôn trào dữ dội.
Chúng tôi vô cùng thán phục và kính nể khi biết được rằng, trong năm 2017, Nhà thơ Xuân Quỳ đã một thân một mình, không quản ngại đường sá xa xôi và công sức cũng như tiền bạc để thực hiện 8 cuộc Lễ Làm chay, Cầu siêu cho các vong linh ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam mà mới đây nhất là Lễ Làm chay, Cầu siêu tại Cổ Thành và sông Thạch Hãn - Quảng Trị. Ngoài ra, theo chị: “Tâm nguyện của tôi là sẽ thực hiện Lễ Làm chay, Cầu siêu cho vong linh những chiến sĩ đã khuất (cả hai bên) tại thung lũng Điện Biên Phủ - nơi xảy ra trận đánh ác liệt giữa quân ta và quân Pháp năm xưa, trong Tháng bảy âm lịch năm nay".
Chúng tôi vô cùng thán phục và kính nể khi biết được rằng, trong năm 2017, Nhà thơ Xuân Quỳ đã một thân một mình, không quản ngại đường sá xa xôi và công sức cũng như tiền bạc để thực hiện 8 cuộc Lễ Làm chay, Cầu siêu cho các vong linh ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam mà mới đây nhất là Lễ Làm chay, Cầu siêu tại Cổ Thành và sông Thạch Hãn - Quảng Trị. Ngoài ra, theo chị: “Tâm nguyện của tôi là sẽ thực hiện Lễ Làm chay, Cầu siêu cho vong linh những chiến sĩ đã khuất (cả hai bên) tại thung lũng Điện Biên Phủ - nơi xảy ra trận đánh ác liệt giữa quân ta và quân Pháp năm xưa, trong Tháng bảy âm lịch năm nay".
THÔNG TIN CHUNG VỀ NỮ SĨ - KỶ LỤC GIA XUÂN QUỲ
Nữ sĩ - KLG Xuân Quỳ tên đầy đủ là Đoàn Xuân Quỳ.
Năm sinh: 1937. Quê quán: Tỉnh Hưng Yên
Tác phẩm đã xuất bản:
Giải thưởng:
|
Như Bá – kyluc.vn
- Thi đàn Việt Nam
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your Flash plugin.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét